Hiện nay phanh ABS và CBS đang là 2 hệ thống phanh phổ biến và được khá nhiều anh em quan tâm. Vậy chúng có gì khác biệt, nên chọn hệ thống phanh nào để đảm bảo an toàn khi lưu thông? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua một vài so sánh phanh ABS và CBS sau đây nhé!
Định nghĩa phanh ABS và CBS
Trước khi so sánh phanh abs với cbs, chúng ta cần hiểu những thông tin cơ bản về chúng đã nhé!
1. Phanh ABS
Phanh ABS (Anti-lock Brake System): là hệ thống chống bó cứng phanh.
Đây là sản phẩm được thiết kế với hệ thống điện tử can thiệp, giúp bánh xe không bị trượt khi phanh gấp. Hệ thống ABS đóng vai trò điều khiển phanh nhấp nhả liên tục, đi theo tốc độ lăn của bánh để chống trượt hiệu quả. Với phanh ABS, trong tình huống khẩn cấp bạn có thể bóp phanh hết cỡ vẫn không bị mất lái hay trượt mất kiểm soát. Hệ thống ABS được đặt ở bánh trước để giảm thiểu tai nạn khi bẻ cua.
Hệ thống phanh ABS được thiết kế bao gồm 4 phần chính: van điều chỉnh vật lý lực phanh, bộ điều khiển, bơm và mảng cảm biến. Phanh ABS chia thành 2 loại là ABS 1 kênh và ABS 2 kênh.
- ABS 1 kênh (đơn ABS): hệ thống cảm biến chỉ được lắp trên một bánh xe duy nhất, thông thường là bánh trước và được sử dụng với mục đích chính là phanh gấp.
- ABS 2 kênh (đôi ABS): hệ thống được trang bị ở cả 2 bánh xe. Có tính an toàn cao hơn ABS 1 kênh.

Honda SH sở hữu phanh ABS trên cả 2 bánh xe
2. Phanh CBS
Phanh CBS (Combi-Brake System): hệ thống phanh kết hợp
Hiểu một cách đơn giản, phanh CBS là hệ thống điều khiển đóng vai trò phân bố lực phanh đều cho cả bánh trước và bánh sau. Hệ thống được trang bị hai tay phanh:
- Tay phanh trái dùng để phanh 1 bánh trước, có tác dụng điều chỉnh tốc độ xe
- Tay phanh phải nối với hệ thống phanh CBS, phân tán lực đều để phanh cả 2 bánh trước và sau cùng lúc.
Hệ thống phanh CBS có lực phanh tốt và cân bằng, nhờ đó rút ngắn quãng đường phanh. Tuy nhiên với phanh CBS bánh xe vẫn có thể bị trượt khi phanh quá gấp.
So sánh phanh ABS và CBS
Để có cái nhìn tổng quát hơn, anh em có thể tham khảo một vài so sánh cơ bản giữa phanh ABS và CBS sau đây:
Phanh ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) | Phanh CBS ( hệ thống phanh kết hợp) |
---|---|
Phanh ABS điều khiển hệ thống phanh nhấp nhả liên tục, phù hợp với tốc độ lăn của bánh xe để phanh không bị bó cứng | Khi bóp phanh sau thì cả 2 bánh trước và sau đều cùng dừng lại. Ngược lại nếu bóp phanh trước thì chỉ có bánh trước dừng lại. |
Hoạt động nhờ vào sự điều khiển của thiết bị điện tử can thiệp. | Phanh CBS hoạt động dựa trên hệ thống cơ học, không có sự can thiệp của hệ thống điện tử |
Dù bóp phanh mạnh cỡ nào thì trong đa số trường hợp bánh xe vẫn không bị trượt (trừ trường hợp thắng khi đang ôm cua). | Nếu bóp phanh quá mạnh bánh xe vẫn trượt như thường |
Phanh tốt, về cơ bản không giảm quãng đường phanh | Khả năng phanh tốt, nhanh và ổn định, giảm quãng đường phanh |
Giá thành khá cao, thường dành cho các dòng xe cấp cấp như: Yamaha FreeGo, Honda SH Mode, Honda SH,… | Giá thành tầm trung, thường dành cho các dòng xe như: Honda Lead, Honda PCX, Honda SH, Honda AirBlade, Honda Click, Honda Vision,… |
Độ an toàn: cao | Độ an toàn: trung bình |
Có thể tự bật hoặc tắt hệ thống phanh ABS theo ý muốn khi điều khiển xe. | Không thể tắt hệ thống phanh CBS theo ý muốn |
Dành cho người có kinh nghiệm lái xe, nhất là dòng xe tay côn | Phù hợp với người lái xe thiếu kinh nghiệm lái xe và cần sự ổn định, an toàn |
Qua những so sánh phanh ABS với CBS ta dễ dàng nhận thấy cả 2 loại phanh trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy phanh ABS có mức độ an toàn cao hơn. Nó có thể được xem là dòng phanh cao cấp, phù hợp với xe hạng cao và dành cho người lái có nhiều kinh nghiệm Ngược lại, phanh CBS có mức độ an toàn ở tầm trung, chúng nổi bật bởi tính ổn định và rất phù hợp cho những người lái xe yếu.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin so sánh phanh ABS và CBS nêu trên có thể giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản về 2 loại phanh này. Bạn hãy căn cứ vào khả năng lái cũng như dòng xe mà bản thân sử dụng để chọn được loại phanh thích hợp nhất nhé!
Leave A Comment